Cộng đồng MSM thường khó khăn chia sẻ các vấn đề về sức khỏe tình dục với bạn tình

Trong một mối quan hệ dù mở hay nghiêm túc, bạn sẽ luôn gặp phải những vấn đề “khó nói”. Làm thế nào để chia sẻ cho bạn tình hay nửa kia của bạn biết? Thật chẳng dễ dàng! Hãy tiết lộ tình trạng cho bạn tình của mình biết để cùng phòng tránh lây nhiễm và giảm thiểu rủi ro về sức khỏe.

Sự kiện thu hút hơn 50 bạn trong cộng đồng MSM/TG và các nhà nghiên cứu tới dự

Bạn có thể cảm thấy lúng túng, sợ hãi và lo lắng về phản ứng của bạn tình của mình khi nói chuyện trực tiếp. Thì PNS sẽ là một phương pháp mới có thể giúp bạn nói chuyện với “người ấy” rằng họ có thể mắc phải các bệnh lây truyền qua khi quan hệ với bạn. PNS cũng có thể giúp đỡ “gà bông” của bạn và cũng sẽ bảo vệ danh tính của bạn.

Chiều ngày 19/02/2019, Trường Đại học Y Hà Nội và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh – CDC (Mỹ) đã tổ chức buổi tọa đàm với các bạn trong cộng đồng với chủ đề  “STIs – làm thế nào để chia sẻ với bạn tình” tại phòng 517, tòa nhà A7, Đại học Y Hà Nội. Buổi tọa đàm đã thu hút khoảng 50 bạn trẻ từ đến từ cộng đồng MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới) tại Hà Nội.

Trong phần đầu tiên – Ông Phạm Văn Trường – Trưởng nhóm quản lý PNS tại Phòng khám đã chia sẻ về phương pháp PNS, những khó khăn và thách thức khi triển khai hoạt động PNS tại Việt Nam.

Một bạn có HIV có người yêu, sau khi phát hiện có HIV thì chia tay người yêu, không đủ can đảm nói với người yêu, chuyển sang thành phố khác sống

Ông Đậu Sỹ Nguyên, trưởng nhóm tuyển mộ nghiên cứu HPTN 083 chia sẻ.
Diễn đàn được sự tham gia của rất nhiều các bạn trong cộng đồng

Những lo ngại trong việc sử dụng dịch vụ PNS mà cộng đồng đang gặp phải.

  • Tiếp cận BT/BC khó khăn do họ sợ, họ hoang mang khi nghe thông tin, không biết nơi nào uy tín để họ có thể tin cậy.
  • Sợ tiết lộ thông tin của người HIV
  • Khi thông báo BT/BC của người HIV luôn có câu hỏi ai chia sẻ thông tin đó để tiếp cận? Thông thường họ trả lời chỉ có 1 bạn tình, sợ họ sợ bị đánh giá về HVTD
  • Họ sợ khi chia sẻ thông tin bị kỳ thị, sợ người khác đổ lỗi cho họ lây nhiễm cho người khác
  • Sợ bị trả thù, bị đánh, bị chửi
  • Sợ chi phí xét nghiệm có nhiều không
  • Sợ BT của họ biết được họ là người có HIV
  • Họ có chia sẻ thông tin nhưng không đủ cho tư vấn cộng đồng
Sau đấy, các bạn đã chia thành các nhóm nhỏ để tự thảo luận về các vấn đề trong việc triển khai PNS tại Việt Nam.

Cách đây hơn 1 tuần có một ca nhiễm HIV. Họ mong muốn chia sẻ cho bạn tình của họ về tình trạng. Tuy nhiên sau đó có lời lẽ lăng mạ, thô tục tuy chưa bạo lực

Câu chuyện của bạn N.H.N chia sẻ trong diễn đàn.
Thảo luận nhóm cùng đưa ra góp ý “Làm thế nào nâng cao chất lượng dịch vụ PNS tổng thể để đáp ứng nhu cầu của bạn? Cách nào là tốt nhất? “

Sau phiên thảo luận, các nhóm cộng đồng đã đưa ra được 6 ý kiến chính nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ PNS bao gồm:

  • Có thể thay đổi các biểu mẫu: ví dụ thông tin bắt buộc có thể thay đổi là thông tin hoặc kênh liên lạc mà KH thấy thoải mái nhất khi liên hệ với CBYT, khuyến khích họ nick name
  • Khuyến khích tạo mạng lưới từ cơ sở lớn đến nhỏ, từ trung ương đến ĐP chuẩn hóa về kiến thức và dịch vụ
  • Linh hoạt về thủ tục hành chính khi sử dụng dịch vụ PNS
  • Mã hóa thông tin khách hang sử dụng PNS hạn chế tối đa sử dụng các loại giấy tờ và văn bản cứng đẻ tiết kiệm chi phí giấy tờ và đảm bảo bảo mật thông tin KH, lưu trữ TT tiện lợi hơn
  • Tạo mối quan hệ thân thiết giữa cán bộ Y tế, tư vấn viên với KH: khi đó mới có thể nhân rộng, mở rộng dịch vụ PNS trong cộng đồng: có thể tạo diễn đàn giao lưu trực tiếp hoặc online trên Internet
  • Có thể tổ chức giao lưu gần gũi, thân thiện, qui mô lớn hơn tạo sự thoải mái cho KH và môi trường thân thiện giữa CBYT và khách hàng.

Hiện tại, Phòng khám SHP đang triển khai phương pháp PNS qua hai hình thức offline-trực tiếp và online. Nếu bạn có nhu cầu muốn tham gia vào dịch vụ này có thể truy cập vào website: www.bit.ly/tinhyeu2020 hoặc liên hệ trực tiếp qua mail: phongkhamshp@gmail.com.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *